Doanh nghiệp cần quan tâm, thấu hiểu để giữ chân người lao động

Dù dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, nhưng xu hướng di cư của người lao động đang đặt ra mối lo ngại cho nhiều DN trong việc khôi phục lại sản xuất. Để giữ chân người lao động, các địa phương và DN cần thấu hiểu sự quan tâm và lo lắng của họ để đưa ra giải pháp phù hợp.
Quan tâm, chăm lo hỗ trợ kịp thời là một trong những việc làm quan trọng để giữ chân người lao động ở lại
Quan tâm, chăm lo hỗ trợ kịp thời là một trong những việc làm quan trọng để giữ chân người lao động ở lại

Công tác chăm lo phải xuất phát từ tình cảm

Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, thời gian qua, một bộ phận công nhân lao động rời TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai và các khu công nghiệp trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về quê tự phát. Tình trạng này có thể gây nhiều hệ lụy liên quan đến an toàn khi di chuyển, làm tăng nguy cơ thiếu hụt lao động phục vụ phục hồi sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, các địa phương và DN cần có sự chủ động, đưa ra những giải pháp để hỗ trợ cho người lao động.

Theo Ông Lê Quang Trung, Tổng GĐ Liên Hiệp Hợp tác xã Việt Nam, các cấp, các ngành của địa phương cần nắm được tâm tư nguyện vọng của người lao động, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời những khó khăn trước mắt. Nếu người lao động có nguyện vọng về quê cần nắm thật chắc số lượng để có kế hoạch tổ chức đưa người lao động về quê. Việc này cần sự phối hợp của các địa phương ở chiều đi và chiều đến để đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Bà Tiêu Yến Trinh, Tổng GĐ Cty Talentnet Corporation cho rằng, trong bối cảnh hiện nay có nhiều cách để DN giữ chân người lao động, trong đó lương, thưởng là yếu tố quyết định để người lao động thoả măn được nhu cầu của bản thân, từ đó có động lực gắn bó với DN. Ngoài lương, thưởng th́ việc quan tâm đến phúc lợi cho người lao đông là rất quan trọng, DN nên lắng nghe ư kiến của người lao động trước khi ban hành các chính sách về phúc lợi.

Ông Trương Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Lương Thực và Thực phẩm TP HCM chia sẻ, người lao động phải rời TP để về quê là để tìm nơi an toàn trong lúc dịch bệnh phức tạp. Do đó, công tác chăm lo, động viên phải xuất phát từ tình cảm, từ cái tâm là trách nhiệm của người lãnh đạo DN; điều kiện khác nhau sẽ có giải pháp khác nhau nhưng để duy trì được các hoạt động chăm lo trong điều kiện khó khăn là nguồn động viên lớn đối với người lao động.

Bên cạnh đó, ông Trương Tiến Dũng nhấn mạnh, cùng với sự nỗ lực của DN, chính quyền TP cũng cần xem xét lại các thiết chế phù hợp cho lao động nhập cư, điều kiện về an sinh xã hội phải được quan tâm đồng đều, tiêu chí về nhà trọ phải được nâng lên, tạo cơ hội để người lao động tiếp cận được nguồn nhà ở xã hội… Đáp ứng được những điều này, người lao động mới an cư, có điều kiện gắn bó lâu dài với DN và TP.

Động viên bằng những hành động thiết thực

Ông Huỳnh Thanh Điền, giảng viên trường ĐH Nguyễn Tất Thành chia sẻ, trong bối cảnh Covid-19, nhiều DN không đủ đơn hàng sản xuất, nếu tính lương theo sản phẩm, tiền lương của công nhân sẽ thấp, không đủ trang trải cuộc sống. Để người lao động yên tâm với mức thu nhập, ông Điền đề xuất DN cần thay đổi phương án tính lương. Nếu trước đây trả lương theo sản phẩm, thì nay DN có thể tính đến phương án trả lương cố định với mức chi trả đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Làm như vậy, có thể DN sẽ giảm lợi nhuận trong ngắn hạn, nhưng giữ được quy mô lao động, chờ đợi những cơ hội tốt hơn trong tương lai.

Đồng thời, DN cần thể hiện sự quan tâm đến nhân viên như trang bị đầy đủ cho họ các phương tiện, thiết bị liên quan đến phòng dịch. Phát huy tối đa vai trò của công đoàn, sáng kiến các chương trình thể hiện sự quan tâm, chia sẻ đến tình trạng sức khỏe gia đình của người người lao động. "Khi nhận được sự động viên bằng những hành động thiết thực, chân thật, người lao động sẽ yên tâm gắn bó hơn và cống hiến nhiều hơn", Ông Huỳnh Thanh Điền chỉ ra.

Trên địa bàn TP Hà Nội để giữ chân người lao động, nhiều DN đã xây dựng các phương án sản xuất an toàn, bảo đảm thu nhập ổn định cho người lao động. Điển hình như tại Xí nghiệp quản lý Cụm công trình đầu mối Yên Sở, Ông Phạm Ngọc Toàn, GĐ Xí nghiệp cho biết, nhằm giữ tuyệt đối an toàn cho các trạm bơm, bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời cho TP Hà Nội, khi thực hiện “3 tại chỗ”, Xí nghiệp đã xây dựng các phương án dự phòng, chuẩn bị sẵn bếp ăn, kho lương thực, thực phẩm, chỗ ngủ, test nhanh Covid -19 thường xuyên và đăng ký tiêm vaccine cho người lao động.

Cùng với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc chuẩn bị tâm lý cho người lao động, bởi rất nhiều lao động còn có con nhỏ ở nhà. Xí nghiệp cố gắng bảo đảm lương và chế độ hỗ trợ cho người lao động. Để công nhân an tâm sản xuất, bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo các vật dụng cần thiết, Xí nghiệp còn hỗ trợ người lao động 3 bữa ăn một ngày và thêm các khoản phụ cấp khác.

Ông Đinh Quốc Toản, Chủ tịch Công đoàn, Cty TNHH Lixil Việt Nam tại Hà Nội chia sẻ, đối với những trường hợp người lao động đang phải thực hiện cách ly, phong tỏa, Cty sẽ trả 70% lương. Với những bộ phận thực hiện “3 tại chỗ”, cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất, bố trí phòng ốc, trang bị đầy đủ đồ dùng sinh hoạt cho công nhân, Công đoàn đề xuất Ban GĐ hỗ trợ công nhân từ 150.000 - 300.000 đồng/người, ngoài việc hưởng 100% mức lương theo quy định.

Nguyễn Đăng

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.