Mô hình viện dưỡng lão đang khá phổ biến hiện nay có khả thi tại Việt Nam?

Theo khảo sát trên quy mô ​​toàn cầu về vấn đề già hóa và các nhu cầu liên quan đến hoạt động chăm sóc người cao tuổi, nhu cầu về việc cung cấp chỗ ở cho những công dân lớn tuổi tại các nước trên thế giới đang ngày một tăng cao. Mặc dù Việt Nam có thành phần dân số già chiếm một lượng không nhỏ, những giải pháp về cung cấp nhà ở cho nhóm tầng lớp này trên thực tế là vô cùng ít ỏi. Vậy liệu giải pháp về áp dụng các mô hình viện dưỡng lão đang khá phổ biến hiện nay có khả thi tại Việt Nam hay không?
Mô hình viện dưỡng lão đang khá phổ biến hiện nay có khả thi tại Việt Nam?

Khu Viện dưỡng lão Kampung Admiralty, Singapore

Những thành phố “siêu già”

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, cứ 6 người trên thế giới thì lại có 1 người trên 65 tuổi, tương đương khoảng 1,5 tỷ người. Nhiều thành phố trên thế giới đang dần bị siêu già hoá một cách nhanh chóng - nơi những người trên 65 tuổi chiếm hơn 20% dân số. Nghiên cứu toàn cầu của Savills cũng cho thấy nhiều thành phố (chủ yếu ở Nhật Bản, Đức, Ý và Pháp) đã có tỉ lệ già hoá rất cao. Sắp tới sẽ sớm có các thành phố ở Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan và Mỹ gia nhập vào những quốc gia siêu già. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này, Liên Hợp Quốc đã dự đoán rằng dân số nước ta sẽ trở nên siêu già vào năm 2050.

Nhu cầu về các dịch vụ có liên quan đến viện dưỡng - nơi cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người lớn tuổi - đang ngày một tăng lên, nhưng thị trường phần lớn vẫn chưa thực sự phát triển. Tại Việt Nam, thị trường này hầu như vẫn còn rất sơ khai. Trong số 63 tỉnh thành, chỉ có 32 tỉnh có cơ sở chuyên biệt dành cho người cao tuổi. Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu phải có ít nhất một cơ sở ở mỗi tỉnh vào năm 2025, nhưng điều này không thể theo kịp và đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của dân số già của Việt Nam.

Ở nhiều quốc gia châu Á, mọi người thường có thiên hướng truyền thống trong việc gắn kết các thành viên trong gia đình, và tự chăm sóc tại nhà từ thế hệ này tới thế hệ khác. Chính sách của Chính phủ cũng khuyến khích việc “già hóa tại gia”, trong đó thế hệ con cháu sẽ chăm sóc cha mẹ khi họ về già. Ở Trung Quốc, điều này còn được ghi trong các bộ luật, và Đài Loan quy định sẽ cắt quyền thừa kế nếu những người con không chịu trách nhiệm chăm sóc cha mẹ già. Chính phủ Singapore thì hỗ trợ việc “già hóa tại gia” bằng cách cung cấp thêm các gói hỗ trợ tài chính cho các gia đình nhiều thế hệ cùng sống chung.

Văn hoá đang dần thay đổi?

Kể từ khi các chính sách đổi mới của Việt Nam được áp dụng, đất nước ta đã chứng kiến sự tăng trưởng lớn kinh tế - xã hội và những cải thiện đáng kể đối với các dịch vụ công, chất lượng cuộc sống và tuổi thọ trung bình. Sự tăng trưởng này đã thay đổi cách sống của con người và dẫn đến sự hiện đại hóa, đô thị hóa và gia tăng mức độ di cư từ nông thôn ra thành thị. Những thay đổi này đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người cao tuổi. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người cao tuổi sống một mình hoặc cùng với vợ/chồng tăng từ 18,3% năm 2009 lên 27,8% năm 2019. Một số người dân ở tại số ít viện dưỡng lão ở Việt Nam cho biết con cái của họ quá bận rộn đi làm và không có thời gian cho họ. Những người khác nói rằng họ cảm thấy cô đơn khi sống ở nhà vì con cái của họ đã chuyển đến nhiều tỉnh thành khác nhau để mà làm việc. Mặc dù truyền thống chăm sóc gia đình vẫn được coi trọng, nhưng quan điểm về "già hóa tại gia" có thể không còn được như xưa.

Tại New Zealand, với gần 771.000 người trên 65 tuổi, là quốc gia dẫn đầu thị trường về dịch vụ dưỡng lão, với nhiều quy định rõ ràng về chất lượng dịch vụ và phí quản lý. Úc và New Zealand đang dần thay đổi xu hướng xây dựng các khu dưỡng lão truyền thống với mật độ thấp, lên các mô hình hiện địa hơn tại các khu vực thành thị tập trung đông dân cư.

Mô hình viện dưỡng lão đang khá phổ biến hiện nay có khả thi tại Việt Nam?
Đối với Việt Nam, triển vọng về thị trường nhà ở dưỡng lão chưa thực sự rõ ràng. Với các yếu tố phức tạp về văn hóa, quy định về luật, cũng như các yếu tố về vận hành - một số mô hình dưỡng lão phổ biến trên thế giới có thể không phù hợp với thị trường Việt Nam

Ông William Wallace, Tổng Giám đốc Savills New Zealand cho biết “Trong thập kỷ tới, số người trên 65 tuổi ở New Zealand sẽ tăng gần 40%. Là một trong những thị trường có nhiều kinh nghiệm về việc cung cấp các dịch vụ cho người cao tuổi, chúng tôi kỳ vọng sẽ chứng kiến sự đổi mới trong việc cung cấp nhiều loại hình nhà ở mới mẻ cho người dân.”

Hoa Kỳ có hơn 53 triệu người trên 65 tuổi và sẽ có 53 thành phố siêu già vào năm 2035. Cũng vì thế, thị trường tại đây cung cấp rất nhiều gói dịch vụ khác nhau trong cùngmột khuôn viên của viện dưỡng lão cho những đối tượng khác nhau, từ việc chủ động sinh hoạt tới các dịch vụ có nhân viên chăm sóc lành nghề hỗ trợ… Thậm chí, Hoa Kỳ còn là nước sớm áp dụng việc xậy dựng cộng đồng sinh hoạt đa thế hệ trong khu vực các trường đại học dành cho nhóm hưu trí, như làng Lasell Village tại Massachusetts bằng việc xây dựng các phòng dưỡng lão trong khuân viên trường đại học, và người cao tuổi có thể sử dụng các tiện ích tại đó, như lớp học, bệnh viện…

Hoa Kỳ đã sớm chấp nhận cuộc sống đa thế hệ với các cộng đồng hưu trí dựa trên trường đại học của họ như Làng Lasell ở Massachusetts. Bằng cách đặt nhà ở trong khuôn viên các trường đại học, cư dân có thể sử dụng các tiện nghi, lớp học và bệnh viện của chúng.

Pháp đang áp dụng mô hình cho thuê cho nhóm người cao tuổi, tương tự như nhà ở sinh viên nhưng có nhiều không gian chung và dịch vụ cao cấp hơn, tập trung ở các khu vực thành thị, với nhiều dự án gần các tuyến giao thông công cộng và cửa hang mua sắm. Một ví dụ khác là Maartenshof ở Hà Lan - một khu phố với 200 giường chăm sóc và điều dưỡng, khu vực nhà ở tạm và một trường mẫu giáo.

Nhật Bản có một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Năm 2000, đất nước này dừng việc để người già phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình, thay vào đó là áp dụng gói bảo hiểm chăm sóc dài hạn bắt buộc - “Kaigo hoken”. Điều này đã dẫn đến một thị trường lành mạnh cho sự hình thành và phát triển của các Quỹ tín thác bất động sản liên quan tới chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hay nhóm các đầu tư cá nhân.

Giải pháp chăm sóc người cao tuổi của châu Á chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của gia đình. Trung Quốc dự kiến 90% dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được cung cấp tại nhà; tuy nhiên, với 71 thành phố siêu già hoá vào năm 2035, điều này có thể không khả thi nữa. Ông James MacDonald, Trưởng bộ phận Nghiên cứu của Savills tại Trung Quốc, cho biết: “Cơ hội cho các nhà đầu tư quốc tế ở Trung Quốc thực sự hiện hữu, nhưng cũng có nhiều thất bại trong quá khứ. Các nhà đầu tư cần phải gắn kết nhiều hơn với các đối tác địa phương, hiểu rõ môi trường pháp lý cũng như nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường. ”

Tương lai của dịch vụ dưỡng lão

Trên toàn cầu, nhu cầu nhà ở dưỡng lão ngày càng tăng cao ở rất nhiều thị trường; nguồn cầu không được đáp ứng do nguồn cung hạn chế.

Đối với Việt Nam, triển vọng về thị trường nhà ở dưỡng lão chưa thực sự rõ ràng. Với các yếu tố phức tạp về văn hóa, quy định về luật, cũng như các yếu tố về vận hành - một số mô hình dưỡng lão phổ biến trên thế giới có thể không phù hợp với thị trường Việt Nam.

Ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc, Savills Việt Nam cho biết thêm, “Tại Việt Nam, thị trường có rất nhiều đòn bẩy giúp hỗ trợ việc xây dựng các bất động sản dưỡng lão dành riêng cho người cao tuổi, đặc biệt có thể kể tới các gói bảo hiểm đi kèm với giá trị đầu tư đang ngày một phổ biến. Từ góc độ điều hành, hiện nay rất khó để có được đội ngũ nhân viên được đào tạo về y tế chuyên trách. Trong tương lai, mô hình gia đình truyền thống chắc chắn sẽ dần thay đổi, và thập kỷ tới sẽ chứng kiến rất nhiều cơ hội hơn cho phân khúc nhà ở dưỡng lão”

Ngô Sơn

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.