Đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với ý thức chấp hành pháp luật của người dân

Hiện nay, nhiều địa phương đã nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa của công tác đánh giá đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (CTCPL) và quan tâm triển khai thực hiện vấn đề này đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận...
Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân là điều kiện quan trọng để đánh giá xã, phường đạt CTCPL
Ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân là điều kiện quan trọng để đánh giá xã, phường đạt CTCPL

Theo báo cáo của phòng Tư pháp quận Thanh Xuân, TP Hà Nội, thời gian qua, quận đã tổ chức thi hành nghiêm chỉnh, đồng bộ Luật PBGDPL; chú trọng chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ; xây dựng, nhân rộng các mô hình điểm, có hiệu quả về PBGDPL.

Công tác PBGDPL trên địa bàn quận được triển khai toàn diện, rộng khắp, nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo hướng ưu tiên nguồn lực PBGDPL cho các nhóm đối tượng đặc thù, yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn. Nội dung PBGDPL bám sát thực tiễn cuộc sống và đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý xã hội trong từng giai đoạn, địa bàn, đối tượng cụ thể.

Công tác PBGDPL hướng mạnh về cơ sở; phát huy vai trò chủ trì của các Tổ chức pháp chế, Phòng Tư pháp và sự tham gia, vào cuộc của cơ quan, đơn vị và đoàn thể ở cơ sở; lồng ghép với hòa giải ở cơ sở, tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý. Xác định ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức và Nhân dân trên địa bàn là điều kiện để đánh giá phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Quán triệt, xác định rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong tìm hiểu và gương mẫu thực thi pháp luật. Cán bộ, công chức ở cơ sở gắn việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ với việc thông tin, phổ biến pháp luật tới Nhân dân; vận dụng kỹ năng dân vận khéo trong PBGDPL, gắn phổ biến pháp luật với việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; đồng thời, vận động, khuyến khích công dân tìm hiểu, sử dụng, chấp hành, tuân thủ pháp luật.

Còn theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Đỗ Mạnh Hưng, thực hiện Kế hoạch số 05/KH-UBND ngày 3-1-2020 của UBND huyện Ba Vì về PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn huyện Ba Vì năm 2020, trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền, việc đánh giá CTCPL đối với các xã, thị trấn trên địa bàn huyện được thực hiện theo đúng quy trình.

Nhận thức được cấp xã là cấp trực tiếp thực hiện, huyện Ba Vì đã tổ chức quán triệt phổ biến một cách kịp thời, sâu rộng đến toàn thể cán bộ, công chức và Nhân dân về nhiệm vụ xây, dựng, xã phường thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Việc tuyên truyền, phổ biến được thực hiện thông qua nhiều hình thức, như: Thông qua hội nghị, hệ thống loa truyền thanh của huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành. Với mục đích nhằm phổ biến, quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện kịp thời, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, hiệu quả quy định về xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Quyết định số 25 thay thế Quyết định số 619/QĐ-TTg ngày 8-5-2017 ban hành Quy định về xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 208/KH-UBND của UBND TP Hà Nội thực hiện Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg ngày 22-7-2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về xã, phường, thị trấn đạt CTCPL trên địa bàn TP. Hà Nội, huyện Ba Vì cũng đề ra giải pháp cho thời gian tới, là: Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên tuyền PBGDPL. Ngoài tuyên truyền các quy định pháp luật mới, các quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi, trách nhiệm của người dân, còn chú trọng tuyên truyền các quy định về những điều đảng viên không được làm, Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức...

Xác định Nhân dân có ý thức pháp luật tốt thì hiệu của TTPBGDPL và xây dựng xã phường đạt CTCPL mới bền vững nên nhiều mô hình, cách làm để cấp phát miễn phí tài liệu pháp luật đến Nhân dân cũng được huyện Thạch Thất áp dụng.

Hệ thống Tủ sách pháp luật thường xuyên được rà soát, trang bị bổ sung sách pháp luật. Trong 5 năm qua, huyện Thạch Thất đã thực hiện bổ sung 332 đầu sách pháp luật mới ban hành và sửa đổi, bổ sung với số lượng 6.406 cuốn cho Tủ sách pháp luật của huyện và 70 tủ sách pháp luật các xã, thị trấn.

Làm tốt công tác hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp, lực lượng vũ trang trong huyện về việc nghiên cứu và khai thác Tủ sách pháp luật (Tủ sách pháp luật của huyện đặt tại Phòng Tư pháp - Cơ quan thường trực của Hội đồng PHPBGDPL) và hướng dẫn các xã, thị trấn trên toàn huyện phương pháp quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả Tủ sách pháp luật tại địa phương.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy hàng tháng cũng kịp thời cấp phát tài liệu cho 100% các Chi bộ Đảng trong toàn huyện, gồm: “Bản tin Thông tin nội bộ” của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội và “Bản tin Thạch Thất” của Ban Tuyên giáo Huyện ủy Thạch Thất. Các cơ quan thuộc Hội đồng phối hợp PBGDPL huyện từ năm 2017 đến nay đã cấp phát miễn phí 559.523 tài liệu TTPBGDPL cho cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân.

Thế Vinh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.