Hà Nội tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ và sắp xếp thứ tự ưu tiên từng dự án

Kết quả thu hồi đất đến nay trên địa bàn thành phố là 857 dự án với diện tích 2,316,44ha, đạt 49,3% kế hoạch thu hồi đất năm 2021 theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 8-12-2020 của HĐND thành phố.

Tại kỳ họp thứ hai, HĐND TP Hà Nội khóa XVI, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2021; dự án chuyển mục đích đất trồng lúa, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021.

Trên cơ sở rà soát yêu cầu sử dụng đất phát sinh trong năm, thành phố quyết định điều chỉnh, đưa ra khỏi danh mục đã duyệt 17 dự án thu hồi đất năm 2021 với diện tích 49,21 ha và 10 dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích 14,19ha; đồng thời, bổ sung danh mục 623 dự án thu hồi đất với diện tích 1.942,9ha và 352 dự án chuyển mục đích sử dụng đất với diện tích 486,11ha. Tiêu chí để bổ sung danh mục được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Đất đai và hướng dẫn của Trung ương và qua rà soát xác định các dự án không triển khai hoặc chưa triển khai trong năm 2021.

Hà Nội tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ và sắp xếp thứ tự ưu tiên từng dự án
Đến hết ngày 15-7-2021, số dự án thu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố là 151 dự án, diện tích là 483,18 ha; số dự án Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đang thực hiện thu hồi đất là 706 dự án, diện tích 1.833,26 ha

Đến hết ngày 15-7-2021, số dự án thu giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất của thành phố là 151 dự án, diện tích là 483,18 ha; số dự án Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai các thủ tục cắm mốc giới phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đang thực hiện thu hồi đất là 706 dự án, diện tích 1.833,26 ha. Như vậy, kết quả thu hồi đất đến nay trên địa bàn thành phố là 857 dự án với diện tích 2,316,44ha, đạt 49,3% kế hoạch thu hồi đất năm 2021 theo Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 8-12-2020 của HĐND thành phố.

Trên cơ sở đó, kinh phí bố trí để bồi thường, giải phóng mặt bằng cho các dự án thu hồi đất được áp dụng trên cơ sở danh mục dự án được HĐND thông qua, đối với dự án sử dụng vốn ngân sách thành phố đã có trong kế hoạch đầu tư công của thành phố được cân đối trong Nghị quyết về phân bố dự toán ngân sách thành phố năm 2021 của HĐND thành phố. Các dự án thuộc ngân sách cấp quận, huyện để các quận, huyện bố trí. Các dự án ngoài ngân sách do chủ đầu tư bố trí theo tiến độ đầu tư, đảm bảo bố trí đủ kinh phí phần giải phóng mặt bằng trong năm 2021.

Trong năm thực hiện, UBND thành phố tiếp tục rà soát, đánh giá tiến độ triển khai và sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện theo tính cấp thiết của từng dự án. Trường hợp phát sinh yêu cầu sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án quan trọng, cấp bách vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng mà chưa có trong danh mục được HĐND thành phố thống nhất trước khi quyết định thu hồi đất và báo cáo HĐND tại kỳ họp gần nhất.

Cũng trong sáng 23-9, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung, mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố.

Theo Nghị quyết, đối với Quy định một số nội dung chi và mức chi thực hiện công tác điều tra dư luận xã hội của thành phố Hà Nội, đối tượng áp dụng là Ban Tuyên giáo Thành ủy và các cơ quan liên quan, dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm khoảng 402 triệu đồng.

Quy định mức hỗ trợ hàng tháng đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch được ủy quyền ký chứng thực theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 32/2021/NĐ-CP của Chính phủ bằng 15% mức lương cơ sở/người/tháng. Dự kiến, kinh phí thực hiện: Trường hợp có 1 công chức Tư pháp - Hộ tịch/1 phường được ủy quyền thì kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 470 triệu đồng. Trường hợp có 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch/1 phường được ủy quyền thì kinh phí dự kiến thực hiện khoảng 939 triệu đồng.

Đối với quy định nội dung, mức chi thực hiện xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và quy chuẩn kỹ thuật địa phương của thành phố Hà Nội, dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm khoảng 5 tỷ đồng. Đối với quy chi tiết chế độ dinh dưỡng đặc thù đối với huấn luyện viên thể thao, vận động viên thể thao của TP Hà Nội, kinh phí thực hiện dự kiến khoảng 56.758 triệu đồng.

Đối với quy định chế độ trợ cấp đặc thù đối với viên chức và lao động hợp đồng làm việc tại các cơ sở cai nghiện ma túy công lập thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, kinh phí thực hiện dự kiến khoảng hơn 20.303 triệu đồng.

Quy định nội dung chi, mức chi các hoạt động y tế - dân số trên địa bàn sử dụng kinh phí sự nghiệp thành phố Hà Nội, áp dụng như nội dung và mức chi quy định tại Thông tư số 26/2018/TT-BTC ngày 21-3-2018 của Bộ Tài chính quy định quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020.

Xuân Thanh

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.