Hà Nội đưa ra chính sách thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19

Trước những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Hà Nội sẽ nghiên cứu, có cơ chế và chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình mới.

Ngày 10-9, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến chủ trì Hội nghị trực tuyến thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19. Cùng chủ trì có Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Mạnh Quyền.

Ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố cho biết, trong 8 tháng vừa qua nông nghiệp Hà Nội tiếp tục giữ được sự ổn định. Diện tích rau màu các loại đạt 28.454ha, với sản lượng khoảng 520.000 tấn. Cây lâu năm hiện có 23.160ha, riêng diện tích cây ăn quả đạt 19.391 ha.

Bên cạnh đó, chăn nuôi lợn có sự phục hồi nhanh. Tổng đàn lợn hiện có 1,37 triệu con, sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng 8 tháng ước đạt 145.600 tấn (tăng 4,1%). Đàn gia cầm hiện có 39,8 triệu con, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Trước những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Hà Nội sẽ nghiên cứu, có cơ chế và chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình mới.
Trước những khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, Hà Nội sẽ nghiên cứu, có cơ chế và chính sách nhằm hỗ trợ thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình mới.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên một số diện tích cây trồng đến thời điểm thu hoạch, sản phẩm động vật không tiêu thụ được, giảm hiệu quả kinh tế của sản xuất…

Ngành Nông nghiệp đã và đang phối hợp chặt chẽ cùng các sở, ngành, địa phương nỗ lực tạo thuận lợi cho bà con. Đồng thời, ngành Nông nghiệp tiếp tục quan tâm, kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiêu thụ, lưu thông nông sản, cung ứng vật tư nông nghiệp, bình ổn giá vật tư đầu vào, giúp người dân tái đầu tư sản xuất...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đề nghị các sở ngành, địa phương tích cực, trách nhiệm trong tổ chức thực hiện kế hoạch phân vùng sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt các địa phương vùng 2, 3 huy động mọi nguồn lực để khẩn trương thu hoạch vụ Mùa 2021. Thành phố sẽ nghiên cứu, có cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất cho người dân; đồng thời, giao chỉ tiêu cụ thể cho các địa phương.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi, các sở ngành, địa phương cần rà soát lại phương án phòng, chống dịch bệnh động vật. Quan tâm, định hướng phát triển ngành bảo quản, chế biến nông sản để lưu trữ hàng hoá được lâu hơn, bảo đảm nguồn cung trong mọi tình huống.

Hồng Đức

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.