Ngành tư pháp chung sức góp phần xây dựng nông thôn mới

Kể từ khi ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) cho đến nay, ngành tư pháp đã góp phần vào việc thực hiện thành công chương trình thông qua việc bám sát, quán triệt, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM…

Chung sức góp phần xây dựng NTM

Theo đó, việc phát động và tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Ngành Tư pháp chung sức góp phần xây dựng NTM” của Bộ Tư pháp, trên cơ sở hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

Các cơ quan tư pháp địa phương cũng ban hành các kế hoạch cụ thể, đề ra các mục tiêu và các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện các lĩnh vực công tác tư pháp liên quan mật thiết đến việc xây dựng đời sống dân cư khu vực nông thôn, đặc biệt là công tác PBGDPL, hòa giải ở cơ sở, xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, trợ giúp pháp lý…

Cùng với đó việc củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ Tư pháp - Hộ tịch ở cấp xã nhằm góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu xây dựng NTM “dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao”, đáp ứng các tiêu chí xây dựng NTM của Chính phủ.

Thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mới năm 2019
Thị xã Sơn Tây được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM mới năm 2019

Ngày 17-10-2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020. Bộ Tư pháp được giao chủ trì, hướng dẫn tiêu chí thành phần 18.5 về “Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định”.

Lần đầu tiên chuẩn tiếp cận pháp luật được xác định và trở thành một trong nội dung của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020. Việc bổ sung tiêu chí tiếp cận pháp luật là một nội dung thành phần của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm gắn kết, thực hiện toàn diện các mục tiêu, nội dung xây dựng NTM theo Quyết định số 1600/QĐ-TTg;

Bảo đảm và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở, nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền xã;

Cùng với đó, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý xã hội bằng pháp luật, khẳng định vai trò của pháp luật và của ngành nư pháp trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Thay đổi diện mạo nông thôn ở địa phương

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, diện mạo nông thôn xã Thanh Mỹ, thị xã Sơn Tây, Hà Nội thay đổi rõ rệt.

Thanh Mỹ được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015 và được thị xã lựa chọn xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2021-2022. Đến nay, theo kết quả tự đánh giá dựa trên 19 tiêu chí xây dựng NTM nâng cao, xã có 8 tiêu chí đạt gồm: Điện, nhà ở dân cư nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có viêc làm thường xuyên, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, quốc phòng và an ninh.

11 tiêu chí chưa đạt gồm: Trường học, quy hoạch, giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mai nông thôn, chông tin và truyền thông, thu nhập bình quân đầu người, tổ chức sản xuất, môi trường và ATTP, hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật. Tổng điểm xã tự chấm: 74,1/100 điểm.

Năm 2021, TP và thị xã đã bố trí 25,6 tỷ đồng đầu tư các công trình: Cải tạo nâng cấp đường liên xã Thanh Mỹ - Xuân Sơn và đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên địa bàn xã Thanh Mỹ (giai đoạn 2). Đến tháng 6-2021, xã Thanh Mỹ không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản trong xây dựng NTM nâng cao.

Tăng cường công tác tuyên truyền toàn dân đoàn kết xây dựng NTM nâng cao nhằm tạo sức lan tỏa rộng khắp, để người dân đồng tình hưởng ứng như đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đường… Quyết tâm đầu tư mọi nguồn lực để xã Thanh Mỹ hoàn thành mục tiêu được công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao trong năm 2022 với ít nhất 95/100 điểm

Những kết quả đă đạt từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là sự kết tinh từ sức mạnh tổng hợp, đoàn kết, thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân. Đây cũng chính là “quả ngọt”, nền tảng vững chắc để các địa phương ở Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí đã đạt, xây dựng đạt chuẩn văn hóa, NTM và NTM nâng cao trong thời gian tới.

Tại Hội nghị đánh giá kết quả xây dựng NTM đến tháng 6 năm 2021 và nhiệm vụ, giải pháp cuối năm 2021, đồng chí Phạm Thị Thanh Mai - Thành ủy viên - Bí thư Thị ủy - Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình 09-Ctr/TU Thị ủy Sơn Tây nhấn mạnh: Xây dựng NTM mới nâng cao là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là chương trình của người dân, vì dân và do người nông dân là chủ thể chính trực tiếp thực hiện. Do đó, cần huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt trong nhiệm kỳ 2020 - 2025. Xây dựng lộ trình thực hiện những tiêu chí chưa đạt và duy trì những tiêu chí đã đạt”.

Bạch Dương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.