Duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho TP Hà Nội

Tối 2-8, Bộ Công Thương phát đã ban hành công văn số 4648/BCT-TTTN về việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, duy trì nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho TP Hà Nội.
bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.
Bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.

Theo đó, Sở Công Thương Hà Nội phải có phương án bố trí các điểm bán hàng, các phương thức bán hàng bổ sung, lưu động có kiểm soát an toàn dịch bệnh thay thế cho các cơ sở bán hàng thiết yếu đã bị đóng cửa do dịch bệnh Covid-19.

Bên cạnh đó, chỉ đạo các cơ sở kinh doanh hàng hóa, thực phẩm thiết yếu tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ Công Thương.

Đồng thời, triển khai các biện pháp phun khử khuẩn, các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 để sớm mở cửa trở lại các chợ, các cơ sở bán lẻ đã bị đóng cửa do có ca nhiễm bệnh.

Đáng chú ý, Sở Công Thương Hà Nội phải rà soát kế hoạch cung ứng hàng hóa thiết yếu để điều chỉnh, bổ sung phương án nhằm bảo đảm nguồn cung hàng hóa thiết yếu cho người dân trong mọi tình huống.

Bộ Công Thương cho biết, hiện nay, dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội. Gần đây nhất là việc xuất hiện ca nhiễm Covid-19 tại Công ty TNHH cung ứng thực phẩm Thanh Nga - đơn vị cung cấp nguồn hàng cho nhiều siêu thị và tại một số chợ truyền thống, chợ đầu mối trên địa bàn Thành phố.

Diễn biến này đã ảnh hưởng đến việc cung ứng tại một số cơ sở kinh doanh thực phẩm thiết yếu trên địa bàn Thủ đô.

Do đó, để bảo đảm an toàn dịch bệnh và duy trì hoạt động tại các cơ sở kinh doanh hàng hóa thiết yếu, Bộ Công thương đã yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở có ca lây nhiễm Covid-19 để xử lý ngay các biện pháp phòng chống lây lan dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bộ cũng đã trao đổi và yêu cầu các doanh nghiệp phân phối (như BRG, Aeon, BigC, MM Megamarket…), các chợ cần tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, thực hiện nghiêm theo hướng dẫn số 5858/BYT-MT tại chợ đầu mối, chợ bán lẻ trong thời gian áp dụng Chỉ thị số 16/CT-TTg.

Đồng thời, các doanh nghiệp phải có phương án tăng lượng hàng dự trữ để bảo đảm đáp ứng đủ cho nhu cầu của người dân khi dịch bệnh có diễn biến phức tạp hơn.

TQ

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.