Nghệ sĩ cần lưu ý gì khi quảng cáo cho sản phẩm, nhãn hàng?

Luật sư Mai Thảo cho biết, trước khi tiếp nhận dịch vụ quảng cáo cho một thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm, nghệ sĩ cần lưu ý phân biệt loại hình sản phẩm đến chất lượng sản phẩm của thương hiệu đó và kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan đến sản phẩm cũng như giấp phép trong hoạt động quảng cáo tuân thủ các quy định của pháp luật.

Thời gian vừa qua, nhiều nghệ sĩ dính vào ồn ào trong việc quảng cáo tiền ảo, các nhãn hàng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm. Có những nghệ sĩ quảng cáo còn chưa dùng sản phẩm hoặc dựng kịch bản để người dùng tin tưởng. Ngoài ra, một số nghệ sĩ còn bị lấy hình ảnh quảng cáo cho sản phẩm kém chất lượng dẫn đến khán giả dễ tin lầm rằng đấy là sản phẩm do nghệ sĩ làm đại diện.

Nghệ sĩ cần lưu ý gì khi quảng cáo cho sản phẩm, nhãn hàng?
Hàng loạt người nổi tiếng tham gia quảng cáo cho các nhãn hàng trên mạng xã hội.

Để hiểu hơn về vấn đề pháp lý khi quảng cáo sản phẩm và những hành vi nghệ sĩ cần tránh, Luật sư Mai Thảo, phó Giám đốc TAT Law firm đã chia sẻ một số lưu ý đối với nghệ sĩ khi nhận quảng cáo sản phẩm, nhãn hàng cho doanh nghiệp.

Theo đó, Luật sư Thảo cho biết, người nghệ sĩ, nổi tiếng nhận quảng cáo trước tiên phải đảm bảo đúng quy định pháp luật về quyền quảng cáo là đăng ký kinh doanh hoạt động quảng cáo làm nền tảng để ký Hợp đồng dịch vụ quảng cáo với khách hàng. Đồng thời trước khi thực hiện hoạt động quảng cáo cần yêu cầu người quảng cáo cung cấp “Thông tin trung thực, chính xác về tổ chức, cá nhân, sản phẩm; Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo”.

Trước khi tiếp nhận dịch vụ quảng cáo cho một thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm nghệ sĩ cần lưu ý phân biệt loại hình sản phẩm đến chất lượng sản phẩm của thương hiệu đó và kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan đến sản phẩm cũng như giấp phép trong hoạt động quảng cáo tuân thủ các quy định của pháp luật nếu không sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và uy tín của chính bản thân mình.

Nghệ sĩ cần lưu ý gì khi quảng cáo cho sản phẩm, nhãn hàng?
Luật sư Mai Thảo cho biết, trước khi tiếp nhận dịch vụ quảng cáo cho một thương hiệu, nhãn hàng, sản phẩm nghệ sĩ cần lưu ý phân biệt loại hình sản phẩm đến chất lượng và kiểm tra các giấy tờ pháp lý liên quan đến sản phẩm.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm đa dạng, do đó để có những sản phẩm có uy tín lâu năm và chất lượng tốt hoặc sản phẩm mới chưa được kiểm chứng hoặc trải nghiệm sản phẩm thì nghệ sĩ cần cân nhắc và kiểm tra một số nội dung khi tham gia quảng cáo các nhãn hàng và sản phẩm. Đầu tiên là cần kiểm chứng các giấy tờ xác nhận tính hợp pháp của nhãn hàng và sản phẩm. Đặc biệt là các nhãn hàng và sản phẩm liên quan đến sức khỏe.

Bao gồm: giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nếu quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản. Giấy tờ đảm bảo các điều kiện đối với từng loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cụ thể nếu quảng cáo cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.

​Hai là kiểm chứng uy tín của đơn vị chủ nhãn hàng, chủ sản phẩm. Nhãn hàng mới của một đơn vị mới gia nhập thị trường rõ ràng là điều phải được kiểm chứng kỹ lưỡng trước khi nhận lời tham gia quảng cáo cho họ. Và ba là kiểm chứng chính bản thân, rằng người nghệ sĩ có đang bị lệ thuộc đến mức nào vào hợp đồng quảng cáo đang nhận, đến mức có thể dính bẫy “trách nhiệm hợp đồng”. Ngoài ra, cần kiểm tra đơn vị thuê quảng cáo có Giấy phép quảng cáo liên quan đến sản phẩm đó để nắm bắt nội dung, điều kiện, phạm vi quảng cáo để tránh vi phạm pháp luật về quảng cáo.

​​Hiện nay, trong quá trình hoạt động kinh doanh, để có thể mở rộng thị trường tăng doanh số bán hàng hoặc sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo để sản phẩm/dịch vụ của Doanh nghiệp đến với người sử dụng. Tuy nhiên, một số sản phẩm/dịch vụ sẽ bắt buộc phải xin giấy phép quảng cáo trước khi được phép tiến hành hoạt động quảng cáo.

​Trong Giấy phép quảng cáo ngoài các nội dung cơ quan có thẩm quyền quy định như: Hướng dẫn sử dụng sản phẩm, các nội dung điều kiện quảng cáo trên báo chí, truyền hình, kịch bản quảng cáo, cam kết hình ảnh, thông tin về giấy chứng nhận ISO, GMS nơi sản xuất nếu hình ảnh quảng cáo có thể hiện… thì cần lưu ý đến thời hạn hiệu lực của giấy phép quảng cáo sẽ phụ thuộc vào từng sản phẩm quảng cáo khác nhau.

Ví dụ: Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng, thời hạn của giấy phép quảng cáo sẽ được tính là hết hạn cùng với ngày giấy phép phù hợp với quy định an toàn thực phẩm (hay còn gọi là giấy phép công bố) hết hiệu lực. Ngoài ra, thời hạn giấy phép quảng cáo còn phụ thuộc vào việc sản phẩm quảng cáo có sự thay đổi về hồ sơ công bố, bị thu hồi giấy công bố hoặc có sự thay đổi về thành phần sản phẩm…

Do đó, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể mà giấy phép quảng cáo có hiệu lực khác nhau. Vì vậy nên nghệ sĩ khi quảng cáo phải nắm được các thông tin này để thực hiện đúng quy định trong lĩnh vực quảng cáo.

​Luật sư Mai Thảo cũng cho rằng, các nghệ sĩ cần nhận biết những hành vi bị cấm cần phải tránh và đặc biệt lưu ý không được phép quảng cáo với nhiều loại sản phẩm và hành vi bị cấm trong quảng cáo.

Theo quy định tại điều 7 Luật Quảng cáo năm 2012 có nêu rõ những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bị cấm quảng cáo bao gồm: “Hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; Thuốc lá; Rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên.Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi;bình bú và vú ngậm nhân tạo.Thuốc kê đơn; thuốc không kê đơn nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.Các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích dục. Súng săn và đạn súng săn, vũ khí thể thao và các loại sản phẩm, hàng hóa có tính chất kích động bạo lực..”.

Chấn chỉnh việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, xúc phạm cá nhân Chấn chỉnh việc nghệ sĩ quảng cáo sai sự thật, xúc phạm cá nhân

Ngày 4-6, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 1854/BVHTTDL-NTBD gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ...

Công Phương

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.