Vi phạm lệnh cấm trong phòng chống dịch Covid-19 có thể bị phạt đến 12 năm tù

Theo luật sư trong trường hợp khi đã có lệnh cấm tập trung đông người để chống dịch Covid-19, người nào vi phạm sẽ bị phạt đến 30 triệu đồng hoặc đến 12 năm tù.
vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu Đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời, an toàn chế độ BHXH trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19
vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu Du học sinh Việt Nam chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại tâm dịch châu Âu
vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu Thêm 5 ca nhiễm Covid-19, có 3 bệnh nhân đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người
vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu Bộ Y tế cảnh báo những hệ lụy khi sử dụng “buồng khử khuẩn toàn thân”
vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu Bị phạt 10 triệu đồng vì… nghe nhầm thông tin về dịch bệnh Covid-19 đã vội đăng lên Facebook

Ngày 25-3, UBND TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc về việc thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất lây lan dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết như: Dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người... để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày.

vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu
Quán bia trên đường Huỳnh Thúc Kháng vẫn đông khách

Đồng thời, hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người khác. Người đứng đầu thành phố khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến qua công nghệ thông tin, truyền hình. . . Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người.

Ngay sau khi có chỉ đạo của thành phố, nhiều cửa hàng đã đóng cửa, treo biển thông báo tạm dừng phục vụ theo chủ trương chống dịch Covid-19 của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh phớt lờ “lệnh cấm” và chỉ chịu đóng cửa khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.

Luật sư Phạm Quang Xá (Cty Luật XTVN, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho hay: Trường hợp địa phương đã có lệnh cấm kinh doanh, cấm tập trung đông người.. để chống Covid-19 mà người nào cố tình không chấp hành thì người vi phạm có thể bị phạt đến 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4, điều 11, Nghị định 176/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

vi pham lenh cam trong phong chong dich covid 19 co the bi phat den 12 nam tu
Luật sư Phạm Quang Xá cho biết, trường hợp cố tình không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự

Theo đó, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi như không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm là trung gian truyền bệnh; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.

Trường hợp không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch” thì người vi phạm sẽ bị xử phạt đến 30 triệu đồng theo quy định tại khoản 6 của điều luật này.

Cụ thể, phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định buộc tiêu hủy động vật, thực phẩm, thực vật và các vật khác có nguy cơ làm lây lan bệnh dịch sang người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.

Nghiêm trọng hơn, hành vi cố tình còn thể bị xử lý hình sự tại điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015 về “Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm truyền nhiễm cho người” với mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng lên đến 12 năm tù; đồng thời phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã gây ra đối với Nhà nước, tổ chức và cá nhân.

"Việc ban hành “lệnh cấm” phải bằng Quyết định của Chủ tịch UBND cấp quận huyện hoặc Quyết định của Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thành phố thuộc trung ương căn cứ vào quy định tại Điều 16, Điều 17, Nghị định 101/2010/NĐ-CP. Nội dung của “lệnh cấm” tập trung đông người để phòng chống Covid-19 phải ghi rõ tập trung bao nhiêu người thì sẽ bị cấm (gọi là đông người), cấm với ai, cẩm ở đâu, cấm giờ nào?… Lệnh cấm phải theo đúng thẩm quyền và đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4, điều 17 Nghị định 101/2010/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn luật phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm năm 2007 thì mới có hiệu lực thực hiện", luật sư Phạm Quang Xá cho hay.

Thái An

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.