Những con phố mang tên danh y tại Hà Nội

Dưới đây là những bác sỹ mà tên tuổi của họ đã trở thành bất tử trên những tuyến phố của Hà Nội.
nhung con pho mang ten danh y tai ha noi
Phố Tôn Thất Tùng nằm nối 2 tuyến đường Trường Chinh và Chùa Bộc mang tên vị bác sỹ nổi tiếng của Việt Nam. Ông là một bác sĩ và nhà phẫu thuật người Việt Nam, nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả của "phương pháp cắt gan khô" hay "phương pháp Tôn Thất Tùng" trong giải phẫu học.
nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Giáo sư Bác sĩ Tôn Thất Tùng là một người say mê nghiên cứu khoa học y học, với mong muốn đưa nền y học Việt Nam sánh ngang với các nước trên thế giới. Ngoài công trình về cách phân chia mạch máu trong gan gửi về Viện hàn lâm Pháp, được tặng Huy chương Bạc của Trường Đại học Tổng hợp Paris, ông còn để lại 123 công trình khoa học, đặc biệt là một trong những nhà khoa học đầu tiên xây dựng phương pháp mổ gan mang tên ông.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi
Đường Trần Duy Hưng là một trong những con đường chính của Hà Nội. Nằm cạnh tuyến đường vành đai 3 và nối thẳng sang cao tốc Láng- Hoà Lạc. Con đường mang tên bác sỹ Trần Duy Hưng, Thị trưởng đầu tiên của Hà Nội dưới thời Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Năm 1999, UBND Thành phố Hà Nội quyết định lấy tên của ông đặt cho một đường phố mới của ở phía Tây thành Hà Nội thuộc quận Cầu Giấy (trước là đường Ngô Gia Tự). Đường Trần Duy Hưng nối từ ngã tư đường Nguyễn Chí Thanh - Đường Láng đến ngã tư đường Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Trần Văn Lai (sinh năm 1894 tại Hà Nội - mất năm 1975) là một bác sĩ, từng giữ chức Đốc lý Hà Nội trong chính phủ Trần Trọng Kim, Thứ trưởng Bộ Thương binh Xã hội. Ông là người đặt lại tên đường cho hầu hết các con phố Hà Nội sau khi Nhật đảo chính Pháp.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Tháng 12 - 2011, Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên phố Trần Văn Lai thuộc xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm nay là phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm, có vị trí từ số 30 đường Phạm Hùng đến cổng khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, dài 830m, rộng 17,5m.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Kéo dài từ phố Hàng Đường đến phố Thuốc Bắc, nguyên là đất thôn Hậu Đông Hoa Môn, tới giữa thế kỷ XIX, thôn này hợp với thôn Đông Hoa Môn và Đông Hoa Nội Tự thành ra thôn Đức Môn. Tới đầu thế kỷ XX, phố này có tên là phố Phúc Kiến vì phần đông dân cư là Hoa kiều gốc Phúc Kiến, thời đó phố này bán đồng, thiếc. Tới những năm đầu thế kỷ XX thì nơi đây phần lớn là bán thuốc bắc. Thời Pháp thuộc cũng gọi là "phố người Phúc Kiến" (rue des Phúc Kiến). Sau Cách Mạng ta vẫn gọi theo tên đó. Thời tạm chiếm mới đổi là phố Lãn Ông. Sau ngày hòa bình, tên này vẫn được dùng. Ở phố này có hội quán Phúc Kiến, số nhà 40. Đây là hội quán của Hoa kiều người Phúc Kiến ngụ ở Hà Nội. Con phố mang tên vị danh y Hải Thượng Lãn Ông là tên hiệu của Lê Hữu Trác.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Phố Tuệ Tĩnh là đất thôn cũ Đông Hạ và Thể Giao. Thời Pháp thuộc phố có tên thông thường là phố Chợ Đuổi, còn tên chính thức là Rue Goussard. Năm đầu cách mạng 1945-1946 phố được đổi tên là phố Thái Phiên. Thời tạm chiếm, trở lại gọi tên cũ phố Chợ Đuổi trước khi là phố Tuệ Tĩnh (1946). Con phố mang tên vị thầy thuốc lỗi lạc của Việt Nam. Giới y học Việt Nam và nhân dân đều công nhận Tuệ Tĩnh có công lao to lớn trong việc xây dựng một quan điểm y học độc lập, tự chủ, sát với thực tế Việt Nam. Câu nói của ông: "Nam dược trị Nam nhân" thể hiện quan điểm đầy biện chứng về mối quan hệ mật thiết giữa con người với môi trường sống xung quanh. Quan điểm ấy dẫn dắt ông lên ngôi vị cao nhất của nền y học cổ truyền Việt Nam: Ông Thánh thuốc Nam!

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Phố Yec Xanh nằm tại quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), con đường được đặt theo tên một bác sĩ nổi tiếng người Pháp, ông Alexandre Émile Jean Yersin (1863 - 1943). Ông là người đã tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch, sau này được đặt theo tên ông: Yersinia pestis, đối với nền Y học Việt Nam ông là người thành lập và cũng là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương (tiền thân của Đại học Y Hà Nội). Không chỉ là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương, Yersin còn để lại nhiều di sản to lớn với Việt Nam, như khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Trên đường Yecxanh còn có một vườn hoa mang tên Pastuer, ông được vinh danh là cha đẻ của ngành vi sinh vật học. Vườn hoa Pasteur được người dân biết đến như một công viên xanh, tô đẹp cho các con phố lân cận và là nơi tập thể dục, sinh hoạt văn hóa yêu thích của người dân.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Kéo dài từ phố Phạm Ngọc Thạch đến hết khu Ngoại giao đoàn. Phố mới được đặt tên năm 1995, trước đó là đường nội bộ khu tập thể Trung Tự. Con phố mang tên bác sỹ Đặng Văn Ngữ. Ông là giáo sư - bác sĩ, là nhà khoa học xuất sắc đã để lại nhiều công trình giá trị về chuyên ngành ký sinh trùng. Ông từng là chủ nhiệm bộ môn Sinh học trường đại học Y khoa Hà Nội, Viện trưởng Viện Sốt rét - ký sinh trùng, đào tạo nhiều bác sĩ trở thành những chuyên gia hàng đầu về ký sinh trùng. Ông hi sinh tại chiến trường miền Nam khi đi thực tế để chống bệnh sốt rét cho quân giải phóng. Ông đã được truy tặng danh hiệu Anh hùng liệt sĩ.

nhung con pho mang ten danh y tai ha noi

Phố Phạm Ngọc Thạch được đặt theo tên của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. Ông sinh ngày 7-5-1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934. Phạm Ngọc thạch là một trong những thầy thuốc chuyên khoa lao đầu tiên ở Việt Nam.

Ông đã sớm đi sâu vào chuyên khoa này trong thời gian học cũng như khi đã ra là việc ở Pháp cũng như ở Sài Gòn, là hội viên độc nhất ở Đông Dương của Hội Nghiên cứu về Lao của Pháp từ 1936, là người sáng lập và Viện trưởng đầu tiên của Viện Chống Lao Việt Nam, ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Chống Lao Thế giới, là người có công lớn nhất xấy dựng chuyên khoa, là người thầy lớn nhất của chuyên khoa lao-bệnh phổi.

Khánh Huy

Bản quyền thuộc về "Pháp Luật và Xã hội - Chuyên trang của Báo Kinh tế & Đô thị", chỉ được dẫn nguồn khi có thỏa thuận bằng văn bản.