
Người “giữ lửa” đào bích truyền thống Nhật Tân
Ở tuổi ngoài 60, ông Chu Văn Chính (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) đã gắn bó với nghề trồng đào bích truyền thống Nhật Tân khoảng 30 năm nay. Nghề trồng đào không chỉ giúp gia đình ổn định kinh tế mà còn giúp giữ gìn nghề truyền thống.

Xuân đến, về Mỹ Đức xem rối cạn Tế Tiêu
Phường rối Tế Tiêu, phường rối cạn duy nhất còn tồn tại giữa lòng Thủ đô Hà Nội, qua thăng trầm thời gian, đến giờ vẫn lưu lại những nét văn hóa đậm đà cảm xúc thông qua những khuôn mặt, những động tác múa rối từ bàn tay những người nghệ nhân yêu đất, yêu nghệ thuật văn hóa cội nguồn.

Chuyện rắn qua thành ngữ, tục ngữ
Nếu con rồng trong truyền thuyết mang đặc điểm của 9 con vật khác nhau: sừng hươu, đầu lạc đà, mắt thỏ, cổ rắn, bụng giao long, vảy cá chép, móng chim ưng, tay hổ, tai trâu, thì con rắn của đời sống hiện thực trông lại đơn giản như một sợi dây thừng.

Vườn đào Nhật Tân rộn ràng những ngày cận Tết
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng đào Nhật Tân (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang nhộn nhịp hơn bao giờ hết.

Lan tỏa tinh thần hiếu học từ Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025
Ngày 23/1, tại Hồ Văn, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hội chữ Xuân Ất Tỵ 2025 chính thức khai mạc, mở đầu chuỗi hoạt động văn hóa nghệ thuật chào mừng Tết Nguyên Đán. Với chủ đề “Thực học – Chân tài”, sự kiện năm nay khơi dậy tinh thần hiếu học.

Tái hiện toa tàu điện cũ của Hà Nội trên phố Tết Phùng Hưng
Không khí Tết xưa được tái hiện lại trên không gian phố Phùng Hưng với những toa tàu điện cũ của Hà Nội, chợ hoa Tết đầy sắc màu, gian nhà của người Hà Nội Tết xưa...

Có ai còn nhớ bình hoa cổ truyền ngày Tết?
Những ngày giáp Tết, phố Hà thành tấp nập với dòng người, xe ngược xuôi, vội vã. Con đường thân quen sớm nay chợt bừng lên sắc Xuân với bao hàng hoa ăm ắp sắc màu của vi-ô-lét, thược dược, cánh bướm... Tôi lặng ngắm những loài hoa cổ truyền, cảm giác Tết đang đến thật gần với bao ký ức thân thương của ngày tháng cũ. Một câu hỏi cứ mãi vấn vương trong đầu tôi theo từng vòng bánh xe lăn: “Giờ đây, có ai còn nhớ bình hoa cổ truyền ngày Tết?”.

Năm rắn chiêm ngưỡng bộ tượng sơn mài "Thạch ong xà" độc bản
"Thạch ong Gấm xà" gồm 45 bức tượng có chủ đề về rắn được nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát (làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội) chế tác từ gỗ mít, đá ong mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Động lực thúc đẩy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống
Những quy định về phát triển văn hóa Thủ đô trong Luật Thủ đô 2024 được xem là động lực mới thúc đẩy việc xây dựng và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống ngàn năm văn hiến của Hà Nội.

Nơi lưu giữ những ký ức thanh xuân
Ẩn mình trong gió lạnh, nắng Đông luôn mang đến cảm giác tươi vui, ấm áp, dịu nhẹ. Cũng giống như con người, bước qua những ngày giông bão, bước qua những khó khăn, nghịch cảnh trong cuộc đời, ngửa mặt lên lại thấy bầu trời chan chứa nắng!

Cúc chi gọi Tết…
Cuối Đông, tiết trời bỗng trở lạnh thật ngọt, thật sâu. Nắng rủ nhau đi trốn phương xa, bầu trời phủ một màu xam xám. Tôi rẽ qua hàng hoa quen thuộc và không giấu nổi niềm vui bởi bắt gặp những bó hoa cúc chi khoe sắc vàng tươi. Vậy là, đã tới mùa của hoa cúc chi – loài hoa gọi Tết.

Nghệ nhân “giữ lửa” di sản văn hóa hát Dô cho thế hệ trẻ
Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Thị Lan (thôn Đại Phu, xã Liệp Tuyết, huyện Quốc Oai, Hà Nội) chính là người đã làm “sống dậy” làn điệu hát Dô truyền thống của văn hóa xứ Đoài.

Vị thế “Kinh đô ẩm thực” của Hà Nội
Những ngày cuối Thu, đầu Đông, Hà Nội càng trở nên hấp dẫn du khách không chỉ bởi không khí nắng vàng rót mật trong cái se se lạnh, mà còn bởi rất nhiều hoạt động văn hóa, ẩm thực khẳng định vị thế “Kinh đô ẩm thực” của Thăng Long - Hà Nội.

Tối nay khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Vào 19h tối nay (29/11), Lễ khai mạc Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 và Lễ công bố Quyết định ghi danh "Phở Hà Nội" là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia chính thức diễn ra tại Công viên Thống Nhất, phố Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Cúc họa mi báo Đông về
Như một lời ước hẹn, cứ vào độ chớm Đông, sắc trắng tinh khôi của cúc họa mi lại ẩn hiện trên phố như những vầng mây dịu dàng, thanh thoát. Hà Nội lưu dấu trong tim nhiều người bởi mười hai mùa hoa trải dài qua tháng năm thương nhớ. Mỗi mùa một sắc hoa. Và… cúc họa mi được coi là loài hoa báo hiệu Đông về.

Gìn giữ giá trị văn hóa qua con phố cổ
Hà Nội 36 phố phường, cái tên đã định vị thương hiệu cho mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến. Hà Nội xưa và nay đi vào tiềm thức của nhiều người với những nét giản dị, mộc mạc nhất từ những cái tên như Hàng Mắm, Hàng Nón, Hàng Đường, Hàng Muối, Hàng Chiếu… Mỗi cái tên là đại diện cho mặt hàng chủ yếu được các tiểu thương trao đổi buôn bán.

Dòng chảy yêu nước kết nối các thế hệ
Những ngày này, nếu lướt face hay các nền tảng mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy ngập tràn thông tiên liên quan đến Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Đặc biệt cuối tuần vừa qua, hình ảnh từng đoàn người, xe ô tô nối dài tiến về bảo tàng là minh chứng cho sức sống của văn hoá yêu nước luôn trường tồn trong trái tim mỗi người con đất Việt.

Cần một phương án tổng thể, bền vững
Cầu Long Biên là một hình ảnh đẹp và độc đáo về văn hóa, lịch sử của người dân Hà Nội. Vì vậy việc bảo tồn cây cầu này đang được dư luận đặc biệt quan tâm.

Mùa nối mùa gợi nhớ gợi thương
Tháng Mười một, Hà Nội bước vào những ngày “Thu rất thật Thu là khi chớm Đông sang”. Trên phố, vài lọn nắng Thu óng vàng như mật quyện cùng gió đầu Đông se sắt khiến phố Hà thành đẹp đến nao lòng. Khoảnh khắc chớm Đông se sắt với hương mùa Thu phiêu bồng đánh thức bao xúc cảm trong tim ta.

Từng mùa Thu qua đi!
Tôi vốn thích sự nhẹ nhàng, yêu sự lãng mạn, nên cứ đến mùa Thu lại thấy tâm hồn mình hòa điệu trong hơi thở của đất trời, của cỏ cây hoa lá. Gắn bó với Hà Nội, được ngắm nhìn và hưởng thụ từng mùa Thu đi qua để lại trong tôi những cảm nhận thật đặc biệt.