Kỳ 3: “Liều thuốc” nào kiểm soát quyền lực người đứng đầu?
Chính phủ cũng đưa ra 4 giải pháp giúp phát hiện, ngăn ngừa, xử lý nghiêm sai phạm do người đứng đầu gây ra.
Kỳ 2: Có hiện tượng người đứng đầu địa phương nói một đằng, làm một nẻo
Với cương vị người đứng đầu bộ ngành, địa phương không ít lãnh đạo đã đánh mất mình, kê khai không trung thực tài sản cá nhân, gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Kỳ 1: Vì sao Bộ Chính trị, Ủy ban kiểm tra Trung ương… chỉ mặt, đọc tên sai phạm một loạt người đứng đầu bộ ngành, tỉnh, thành?
Hàng loạt lãnh đạo đứng đầu các bộ, ngành, tỉnh, thành… bị Bộ Chính trị, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực… chỉ mặt vạch tên với những sai phạm cụ thể. Thậm chí, có vụ việc Ban Chấp hành Trung ương Đảng phải họp bất thường để xem xét hình thức kỷ luật. Không ít trong số này để vi phạm của bản thân, của tập thể do mình lãnh đạo xảy ra trong thời gian dài.
Kỳ cuối: Bản lĩnh của người cán bộ
Những sai phạm của hàng loạt cán bộ lãnh đạo trong các vụ án vừa qua gây tâm lý nhụt chí trong một bộ phận cán bộ, dẫn đến “căn bệnh” sợ trách nhiệm, “thu mình phòng thủ”, đắn đo, do dự, chần chừ, thậm chí né tránh khi chỉ đạo, giải quyết các vấn đề “nhạy cảm” liên quan đến đấu thầu, định giá, mua bán, giải ngân vốn… Đó là dấu hiệu thiếu “bản lĩnh” của người cán bộ trước những vấn đề khó khăn, cấp bách cần được giải quyết…
Kỳ 2: Cuộc đấu tranh lâu dài, “không có vùng cấm”
Nhận thức được mối nguy hại của tham nhũng đối với vận mệnh của đất nước, của dân tộc, sự tồn vong của chế độ, Đảng ta qua nhiều kỳ Đại hội đã chỉ rõ nguyên nhân cũng như mối nguy hại của vấn nạn tham nhũng.
Kỳ 1: Nhận diện gốc rễ của tham nhũng
LTS: Thời gian qua, truyền thông và dư luận cả nước hướng về việc xét xử vụ án “Chuyến bay giải cứu”, vì đó là vụ án với nhiều bị cáo là cán bộ lãnh đạo của các Bộ, ngành ở Trung ương và địa phương. Cùng với vụ án “Chuyến bay giải cứu”, hàng loạt vụ án lớn, trọng điểm diễn ra trong thời gian vừa qua như: Việt Á, AIC… là những bài học quá “đắt” và đau lòng trong công tác cán bộ hiện nay. Vậy, lỗi ở đây là do “cơ chế”, do sự “tha hóa” hay sự thiếu bản lĩnh của của cán bộ, công chức? Ấn phẩm Pháp luật và Xã hội đăng tải bài viết của ông Nguyễn Doãn Hưng, Ban Thi đua khen thưởng TP Hà Nội về vấn đề này.